Volume Spread Analysis (VSA) là một phương pháp phân tích thị trường chứng khoán dựa trên khối lượng giao dịch và sự phân phối giá. Trong VSA, có 7 loại thanh bar cơ bản, mỗi loại thanh bar này có những đặc điểm riêng giúp nhà đầu tư nhận biết sự tác động của các nhà giao dịch lớn và tiên đoán các biến đổi trong xu hướng thị trường.
Dưới đây là định nghĩa và đặc điểm của 7 loại thanh bar trong VSA:
No Supply Bar:
Định nghĩa: Là một downbar biến động với biên độ giá hẹp (spread nhỏ), đóng cửa ở nửa dưới kèm theo khối lượng khớp lệnh thấp thể hiện nguồn cung cạn kiệt.
Đặc điểm:
Thưởng xuất hiện ở cuối giai đoạn đè giá (tạo đáy), hoặc trong quá trình tích lũy thể hiện giá giảm và sự sụt giảm khối lượng giao dịch, cho thấy các nhà giao dịch lớn không có nhu cầu bán ra thêm. Đây có thể là dấu hiệu tiềm năng cho một giai đoạn tích luỹ trước khi giá tăng.
Test for No Supply Bar:
Định nghĩa: Một thanh bar có giá đóng cửa gần như ngang bằng giá mở cửa và khối lượng giao dịch nhỏ.
Là thanh widebar được nhà đầu tư tổ chức dùng để kiểm tra xem lượng cung của cổ phiếu còn nhiều hay không. Xuất hiện sau No supply bar.
Đặc điểm:
- Thể hiện sự kiểm tra của thị trường để xác định xem có đủ người cung cấp để đáp ứng yêu cầu mua. Nếu không có đủ người cung cấp, có thể xuất hiện biểu hiện tích luỹ hoặc tăng giá.
- Thường xuất hiện trong giai đoạn tích lũy, hoặc trong những nhịp điều chỉnh ở uptrend.
Nếu ở cuối giai đoạn đè giá – đầu giai đoạn tích lũy là 1 thanh bar có spread lớn (thường mọi người gọi là phiên tát ao) kèm vol lớn. Cổ phiếu sẽ tiếp tục tích lũy cho đến khi vol cạn đi.
- Nếu ở cuối giai đoạn tích lũy – đầu giai đoạn đẩy giá thì thường là 1 thanh bar có spread vừa phải, giá thấp nhất hoặc thấp hơn giá đóng cửa của phiên trước nhưng giá đóng cửa về gần hoặc cao hơn giá đóng cửa ngày trước đó với vol cạn.
- Ở trong nhịp chỉnh của uptrend thì cũng thường là 1 thanh bar có spread lớn và kèm vol thấp hơn so với trung bình.
- Breakout Bar:
Định nghĩa:
Thanh bar thường kết thúc bằng giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa hoặc thấp hơn giá mở cửa và có khối lượng giao dịch lớn.
Đặc điểm:
- Xuất hiện sau khi cổ phiếu test cung thành công, nguồn cung đã cạn kiệt, cộng với lực cầu mạnh tạo ra Break out bar.
- Thường giá tăng rất mạnh và vượt lên khỏi vùng cung lớn của cổ phiếu (vùng kháng cự mạnh) nhằm ngăn chặn mọi ý định bán ra của các nhà đầu tư nhỏ lẻ còn nắm giữ, hút được cầu ngoài mạnh hơn tham gia vào.
- Thanh bar này đóng vai trò là 1 Upclose bar giá đóng cửa ở mức gần cao nhất phiên kèm khối lượng lớn hơn trung bình từ 1.5 đến 2 lần.
No Demand Bar :
Định nghĩa:
Trong xu hướng đi lên xuất hiện thanh Thanh bar kết thúc bằng giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa và có khối lượng giao dịch thấp hơn phiên giao dịch trước đó.
Đặc điểm:
- Là phiên giao dịch nhà đầu tư tổ chức dùng để kiểm tra cung cầu.
- Thường xuất hiện khi cổ phiếu đang có nhịp tăng giá .
- Thể hiện sự sụt giảm khối lượng giao dịch và có thể là dấu hiệu tiềm năng cho một giai đoạn tích luỹ hoặc sự giảm giá tiếp theo.
- Shake Out Bar :
Định nghĩa:
Thanh bar giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa có khối lượng giao dịch lớn, nhưng những phiên sau đó tăng mạnh và đóng cửa cao hơn.
Đặc điểm:
- Thường xuất hiện trong quá trình đẩy giá cổ phiếu mà nhà đầu tư tổ chức dùng để giũ bỏ các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia trước đó trước khi đẩy giá tiếp (gọi là thay máu dòng tiền).
- Thường xuất hiện nhiều trong nhịp điều chỉnh đầu tiên của cổ phiếu, xuất hiện ở nhịp điều chỉnh thứ 2 thì thường là những phiên phân phối sớm cổ phiếu , sau giai đoạn này cổ phiếu thương chạy nước rút mạnh mẽ.
- Thanh bar này thường đi kèm với test for supply bar (vol thường lớn hơn shake out bar) ở nhịp điều chỉnh và rất dễ nhầm lẫn với upthrust bar nếu không có sự xác nhận sau đó của một phiên tăng giá mạnh.
Upthrust Bar :
Định nghĩa:
Là một downbar có biên độ dao động lớn, khối lượng lớn, giá đóng cửa thấp hoặc gần thấp nhất phiên, xuất hiện trong quá trình phân phối của cổ phiếu. Đây được nhận biết là một bar phân phối có mức ảnh hưởng lớn và sẽ làm đảo chiều xu hướng.
Đặc điểm:
Thể hiện sự tăng giá giả mạo và sau đó là sự đảo chiều giảm giá. Có thể là dấu hiệu tiềm năng cho sự giảm giá tiếp theo. Sau đó thường xuất hiện các thanh bar giảm vì lực cung bán ra rất mạnh của cổ phiếu.
Stopping Volume Bar :
Định nghĩa:
Là một downbar với khối lượng lớn, giá đóng cửa cao nhất hoặc cao gần nhất phiên xuất hiện trong quá trình đè giá của cổ phiếu. Đây được nhận biết là 1 bar gom hàng của nhà đầu tư tổ chức.
Đặc điểm:
- Thường xuất hiện nhiều trong quá trình cổ phiếu bước vào cuối giai đoạn đè giá.
- Biên độ dao động lớn, gia tăng mạnh mẽ về khối lượng so với những phiên giao dịch trước đó.
- Dấu hiệu này xuất hiện cho thấy đáy đang rất gần (bar này sẽ trùng khớp với test for supply ở giai đoạn giao thoa giữa đè giá và tích lũy) – phiên tát ao. Lực cầu lớn của tổ chức giúp cân bằng lượng cung lớn của nhỏ lẻ.
Qua việc phân tích các loại thanh bar trong VSA, nhà đầu tư có thể nhận biết được tâm lý và hành vi của các nhà giao dịch lớn trên thị trường chứng khoán, việc kết hợp nhiều thanh bar với nhau có thể cho ra điểm mua điểm bán cho cổ phiếu, từ đó đưa ra quyết định thông thái trong giao dịch và đầu tư.